
Tỉnh Long An được xem là cửa ngõ kết nối giữa trung tâm đô thị lớn nhất nước TP.HCM với khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chính vai trò chiến lược này đã giúp nơi đây được chú trọng, ưu tiên phát triển hệ thống hạ tầng với một kịch bản tổng thể. Theo đó, các dự án lớn nhỏ được triển khai đáng quan tâm gồm:
1. Gói đầu tư 24.400 tỷ - Phát triển hạ tầng kết nối TPHCM và Long An:
Có thể thấy, hiện trạng giao thông ở TPHCM và Long An quả thật chưa đáp ứng được nhu cầu lưu thông và phát triển của cả hai địa phương. Việc nâng cấp, mở rộng đường nhằm phục vụ nhu cầu đi lại cũng như nhu cầu thông thương đồng thời thu hút đầu tư để phát triển kinh tế vùng là việc làm hoàn toàn cấp thiết. Chính vì vậy, cả hai tỉnh đã quyết định sẽ phối hợp đầu tư nâng cấp hạ tầng cho 07 tuyến đường huyết mạch, kết nối TPHCM và Long An với tổng kinh phí đầu tư lên đến 24.400 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành sau 4 năm. Cụ thể các tuyến đường nằm trong dự án như sau:
– Mở rộng tuyến đường Nguyễn Văn Bứa (Hóc Môn) – ĐT824 (Đức Hòa), tổng vốn 2.800 tỷ đồng. Tuyến đường này hiện hữu có chiều rộng bình quân là 18m – 22m với 4 làn xe. Dự kiến sẽ được mở rộng đến 40m với 6 làn xe lưu thông.
– Quốc lộ 50 Bình Chánh – Cần Giuộc, sẽ được mở rộng lên đến 34m với 6 làn xe, tổng kinh phí đầu tư gần 1.500 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2024.
– Đường Lê Văn Lương (Nhà Bè) – ĐT826C (Cần Giuộc), vốn đầu tư 1.000 tỉ đồng.

– Đường Long Hậu (Nhà Bè) – ĐT826E (Cần Giuộc), vốn đầu tư 5.100 tỉ đồng.
– Tuyến đường song song quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh) – đường trục động lực (Cần Giuộc), tổng chiều dài hơn 8,6 km, kinh phí 4.300 tỉ đồng.
– Long An còn mở đường mới (Đức Hòa), dài khoảng 7,5 km kết nối với phía Tây Bắc TP.HCM từ đường Nguyễn Thị Tú, đường Vĩnh Lộc với tổng kinh phí khoảng 6.400 tỉ đồng.
– TP.HCM cũng đưa vào quy hoạch đường Võ Văn Kiệt nối dài kết nối với tuyến đường tỉnh 822, 823, 823B, 825 (Đức Hòa) với tổng kinh phí 3.300 tỉ đồng.
2. Vành đai 3 TPHCM:
Vành đai 3 là một trong những công trình giao thông trọng điểm của TP.HCM. Dự án được đánh giá sẽ mở ra nhiều “vận hội” cho các thị trường bất động sản lân cận.
Ngày 15/08/2022 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết 105/NQ-CP để triển khai Nghị quyết số 57/2022 ngày 16/06/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành Phố Hồ Chí Minh. Quyết định tổ chức thi công bắt đầu từ ngày 30/6/2023, dự kiến hoàn thành vào 30/6/2026.

Tuyến đường Vành đai 3 có tổng chiều dài 76,34 km với tổng vốn đầu tư lên đến 75.000 tỷ đồng, đi qua 4 tỉnh TPHCM, Long An, Đồng Nai, Bình Dương. Vành đai 3 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng và to lớn, không chỉ góp phần làm giảm áp lực về giao thông mà đồng thời còn tạo nên sự kết nối giữa các đô thị trung tâm như TPHCM và các tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dường, hay rộng hơn là mở ra không gian phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phí Nam.
3. Vành đai 4 TPHCM:

Dự Án Đường Vành Đai 4 TPHCM, đi qua 5 tỉnh thành là: TP Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Long An, có tổng chiều dài 197,6km với 6 – 8 làn xe. Dự án được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1698/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch chi tiết vào ngày 28-09-2011. Dự kiến thi công dự án năm 2024 và đưa vào hoạt động năm 2028.
Đường Vành đai 4 bắt đầu tại điểm giao với đường Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại Km 40+000 (khu vực Phú Mỹ), hướng về sân bay quốc tế Long Thành, giao với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, giao với quốc lộ 1A, cắt quốc lộ 22 tại Củ Chi, qua thị trấn Bến Lức, giao cắt với đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương, điểm cuối nối với đường trục Bắc-Nam tại khu đô thị cảng Hiệp Phước, TP.HCM.
Cùng với tuyến đường Vành đai 3 nói trên, Vành đai 4 cũng đảm nhận vai trò tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông, giảm tải và khắc phục tình trạng ùn tắt giao thông trên các tuyến đường nội thành TPHCM. Ngoài ra tuyến đường cũng mang ý nghĩa kết nối các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía nam, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện phát triển kinh tế – thương mại – dịch vụ.
Song song với sự phát triển hạ tầng vượt trội là tiềm năng tăng giá của các sản phẩm bất động sản tại địa phương và các khu vực lân cận. Các nhà đầu tư lớn nhanh chóng đổ bộ, các dự án lớn nhỏ hình thành thu hút các nhà đầu tư, hạ tầng càng hiện hữu, giá trị bất động sản tại khu vực cũng nhanh chóng tăng theo.
The Diamond City là dự án khu đô thị được triển khai bởi chủ đầu tư là Công ty TNHH BDS Diamond Land L.A và đơn vị hợp tác là Thắng Lợi Group. Dự án sở hữu hơn 1 km mặt tiền Vành đai 4 (DT 830) – tọa lạc Xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hoà và Xã Lương Bình, huyện Bến Lức, tỉnh LA. Vị trí giao hòa giữa Đức Hòa và Bến Lức – là hai “trung tâm công nghiệp” của tỉnh, cùng với mạng lưới hạ tầng đang và sắp được triển khai như Nguyễn Văn Bứa (Hóc Môn) – ĐT824 (Đức Hòa), Vành đai 3, Vành đai 4,… vừa khéo tạo nên vị thế “kim cương” – có một không hai cho The Diamond City với tiềm năng tăng giá cực hấp dẫn một khi hệ thống hạ tầng được hoàn thiện.
Xem thêm các dự án của Thắng Lợi Group tại Long An:

PHÒNG KINH DOANH THẮNG LỢI TÂY NGUYÊN
Số 297 Đường số 7, Phường Bình Trị Đông B, Bình Tân
Hotline: 0916.35 39 35
Mail: Phuhungland86@gmail.com
Web: Phuhungland.vn